Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động kinh doanh

Bất cứ doanh nghiệp nào khi đưa vào hoạt động cũng phải đóng thuế, đây là nghĩa vụ và là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nước. Nhà nước sẽ sử dụng thuế để quản lý đất nước và ngược lại sẽ đưa ra các chính sách bảo vệ, quyền lợi của doanh nghiệp. Vậy các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là gì? cách tính thuế ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới.

Doanh nghiệp sau khi thành lập cần nộp những loại thuế gì?

Đối với các doanh nghiệp, sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thực sự hiểu rõ về các khoản thuế phải nộp như:

Lệ phí môn bài

Trong “Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP”, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Đối với các doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm
• Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì lệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm
Đặc biệt, từ năm 2018 theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Dựa theo “Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2018”, ta có công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập DN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.
Doanh thu đến 20 tỷ VNĐ Thuế suất 20%
Doanh thu từ trên 20 tỷ VNĐ Thuế suất 22%
Riêng đối với các DN có hoạt động tìm kiếm, thăm do, khai thác dầu khí tại Việt Nam Thuế suất 32 – 50%

Cũng theo “Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017”, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018 sẽ được áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường đã nêu.

Thuế giá trị gia tăng

Theo “Luật thuế giá trị gia tăng 2008” quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% - 5% - 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).

Thuế xuất nhập khẩu

Hoạt động thương mại giữa các quốc gia hiện nay diễn ra vô cùng sôi nổi, vậy nên cũng có rất nhiều các doanh nghiệp hực hiện các hoạt động thương mại quốc tế. Vậy nên đối với các doanh nghiệp như vậy phải chịu loại thuế xuất nhập khẩu này.
Trong “Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016”, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %, phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp. 
• Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.
• Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế tài nguyên

Riêng các doanh nghiệp thực hiện khai thác tài nguyên như: khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô,.. phải nộp thêm khoản thuế đó là thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x  (Giá tính thuế x Thuế suất)

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa ra trong “ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008” dành cho các doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ như: thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ,…
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất tiêu thụ đặc biệt

Thủ tục khai thuế khi thành lập công ty như thế nào? 

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động kinh doanh
Thủ tục khai thuế

Hồ sơ khai thuế

1. Tờ khai thuế môn bài và giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng (02 bản)
3. CMND bản sao có công chứng của người đại diện pháp luật
4. Giấy ủy quyền 
5. Công văn đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
6. Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ (Nếu có TSCĐ)
7. Mẫu 06/GTGT về việc phương pháp tính thuế
8. Mẫu phụ lục ii-1 về đăng ký TK ngân hàng với Sở kế hoạch đầu tư

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

- DN mang hồ sơ lên Chi cục thuế Quận (Huyện) tại nơi đặt trụ sở, gặp bộ phận một cửa (trong phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế) để được hướng dẫn đăng ký thuế ban đầu.
- Tiếp đó các bạn trình phiếu chuyển và gặp người quản lý thuế trực tiếp của DN.
- Sau khi đã nộp đầy đủ các hồ sơ, thì đợi nhân viên thuế xuống Doanh nghiệp làm việc.
- Khi đã có quyết định của Cơ quan thuế là DN bạn được kê khai theo PP khấu trừ, thì DN bạn sẽ được phép làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT.
Chú ý:
- Ngoài hồ sơ khai thuế ban đầu thì bạn cũng cần phải xây dựng thang bảng lương cho nhân viên và làm hồ sơ đăng ký bảo hiểm với Cơ quan bảo hiểm.

Vậy công ty nào sẽ được miễn thuế? 

Những trường hợp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
Những trường hợp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
 
Việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số doanh nghiệp là ưu đãi của chính sách nhà nước đối với một số doanh nghiệp cụ thể. Có 12 trường hợp được miễn thuế doanh nghiệp theo quy định tại điều 4 Luật TNDN năm 2018 và hướng dẫn từ thông tư 78/2014/TT-BTC là đối với các công ty có nguồn thu nhập từ:
1. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
2. Thu nhập liên quan đến nông nghiệp
3. Thu nhập từ việc thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ
4. Các khoản tài trợ được nhận để sử dụng cho hoạt động giáo dục
5. Doanh nghiệp có từ 30% số lao động là người khuyết tật
6. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho một số đối tượng như: người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người đang cai nghiện,…
7. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải
8. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, sau khi bên nhận góp vốn đã nộp thuế
9. Thu nhập từ thực hiện nghĩa vụ Nhà nước giao
10. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên
11. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại
12. Phần thu nhập không chia
Đối với các vấn đề về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp vẫn còn để lại nhiều thắc mắc cho khách hàng, vì vậy để nhận được các câu trả lời cụ thể, rõ ràng và trực tiếp, quý khách hàng có thể liên hệ tới Kế toán Sao Việt để chúng tôi hỗ trợ trong thời gian nhanh và sớm nhất.