Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam

Bạn dự định thành lập công ty, doanh nghiệp,.. nhưng không biết ngành nghề mà mình dự định thực hiện có nằm trong danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam hay không? Đừng lo lắng, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Làm thế nào để xác định loại hình kinh doanh nào thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh nào có điều kiện hiện nay?
Câu hỏi thường được đặt ra đầu tiên khi có ý định kinh doanh một ngành nghề nào đó là làm thế nào để xác định được ngành nghề bạn đang dự định kinh doanh hoặc mở rộng có là một trong những ngành kinh doanh có điều kiện không?
Cách giải quyết khá đơn giản: Trên cổng thông tin của Bộ Kế hoạch & Đầu tư chỉ cần một thao tác, bạn hoàn toàn có thể tra cứu xem liệu ngành nghề bạn đang dự định có nằm trong danh sách đó không. 
>> Tra cứu ngành nghề kinh doanh tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Nganhnghedautukinhdoanh.aspx

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện tiêu biểu tại Việt Nam

Hiện nay đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có tổng cộng 243 ngành nghề, trong đó có thể kể đến một vài loại hình kinh doanh thường gặp ở nước ta như:
STT Ngành nghề
1 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
2 Kinh doanh dịch vụ việc làm
3 Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động
4 Kinh doanh dịch vụ lưu trú
5 Sản xuất phim
6 Sản xuất mỹ phẩm
7 Kinh doanh dịch vụ bưu chính
8 Kinh doanh vận tải đường bộ
9 Xuất khẩu gạo
10 Kinh doanh dịch vụ in
11 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
12 Kinh doanh xổ số
13 Kinh doanh dịch vụ karaoke
14 Dịch vụ tổ chức dạy thêm học thêm
15 Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non

Những quy định “đi kèm” của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nhà nước ta cũng đã có một số quy định chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

Về vốn

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam

Tùy theo từng loại hình kinh doanh có điều kiện mà mức vốn pháp định sẽ khác nhau
Vốn của cá nhân, tổ chức có kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện được nhà nước yêu cần cần có vốn pháp định. Vốn pháp định này sẽ được xác định theo từng ngành, nghề riêng biệt. Như một số mức vốn Nhà nước quy định cho một số ngành kinh doanh cụ thể sau:
• Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ
• Ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế vốn pháp định 250 triệu
• Ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ vốn pháp định 2 tỷ
Vốn pháp định được đưa ra nhằm mục đích xác định năng lực hoạt động của doanh nghiệp đó trong ngành. Ngoài ra còn góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể có hoạt động giao dịch với doanh nghiệp đó.
 

Về giấy tờ pháp lý

Về giấy tờ, bao gồm một số giấy tờ chính như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và một số giấy tờ khác. Trong đó:
- Giấy phép kinh doanh: Được hiểu là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, nhằm cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực nhà nước cho phép.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Giấy chứng nhận thường được xem như các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người,.. của cơ sở kinh doanh đó. Nếu chủ thể kinh doanh đáp ứng được các điều kiện đó thì hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 
Một số chứng nhận phổ biến hiện nay có thể kể đến như: chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự,…
- Chứng chỉ hành nghề: Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định. 
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Từng ngành nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau.
- Một số giấy tờ khác: Ngoài những giấy phép, chứng nhận nêu trên thì doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện cũng cần có như: Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật,..

Cơ quan cấp phép

Về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có sự khác nhau đối với từng ngành nghề, chủ yếu là các Sở như: Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Giáo dục,.. Ngoài ra còn có các bộ và ủy ban, cục, công an các quận,… cũng cấp phép cho một số ngành.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam

Liên hệ với Kế Toán Sao Việt để được tư vấn kỹ hơn khi có nhu cầu thành lập công ty
Qua bài viết, Kế toán Sao Việt mong muốn đưa tới cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất để phục vụ quá trình kinh doanh. Trong quá trình quý khách hàng tìm hiểu và thực hiện các thủ tục, chúng tôi mong muốn có thể tư vấn tận tình và là người đồng hành cùng quý khách hàng để giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải. 
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline: (028) 6286 6817 - 093 111 22 96 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.