Các ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ mà doanh nghiệp nên biết

Ký quỹ là một trong những vấn đề khá quan trọng trong kinh doanh. Vậy ký quỹ là gì và các ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp phải kí quỹ là các ngành nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề đang khiến bạn băn khoăn này nhé

Bạn biết gì về kí quỹ trong kinh doanh?

Ký quỹ là khái niệm chỉ việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc các loại  kim khí quý, đá quý hoặc những giấy tờ có giá vào tài khoản đã được phong tỏa tại một tổ chức có thẩm quyền để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Hiểu đơn giản ký quỹ là việc bên kinh doanh phải  có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị như giấy tờ, đá quý,... vào tài khoản đã được phong tỏa của một ngân hàng theo quy định. 

Nếu bên kinh doanh không thực hiện đúng nghĩa vụ ấy thì bên có quyền được tổ chức quỹ  tín dụng nơi ký quỹ thanh toán có quyền được hưởng một khoản bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, lưu ý khoản bồi thường không bao gồm chi phí dịch vụ.

Trong hoạt động kinh doanh, ký quỹ là một trong những biện pháp  giúp bảo đảm, tài sản cho doanh nghiệp. Tài sản ký quỹ không được giao cho bên có quyền giữ mà sẽ được gửi vào tài khoản  được phong tỏa tại ngân hàng. Khi kí quỹ mà doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ phần tài sản kí quỹ đó sẽ được quy đổi thành những chi phí bồi thường.

Điều này giúp cho việc quản lí kinh doanh của các cơ quan có thẩm quyền thuận tiện dễ dàng hơn. Đồng thời đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ  trong kinh doanh của doanh nghiệp nhất là đối với những người chủ sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ.

Các ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ 

Chính vì  những mục đích trên mà hiện nay, có rất  nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải ký quỹ.  Số tiền ký quỹ và điều kiện ký quỹ đã được quy định trong văn bản cụ thể theo quy định của pháp luật, những tài sản khi kí quỹ sẽ được quy đổi ra thành giá trị tiền mặt tương ứng. 

Dưới đây là bảng thống kê các ngành nghề phải kí quĩ theo yêu cầu của pháp luật cùng mức ký quỹ kèm theo để doanh nghiệp tham khảo

STT

Ngành nghề

Mức ký quỹ

1

Kinh doanh các dịch vụ việc làm

300 triệu đồng

2

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (chỉ đón đối tượng là khách nước ngoài)

250 triệu đồng

3

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

500 triệu đồng

4

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

100 triệu đồng

5

Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động

2 tỷ đồng

6

Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ra  nước ngoài làm việc

1 tỷ đồng

7

Dịch vụ kiểm toán

5 tỷ đồng

8

Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công nghiệp

5 tỷ đồng

9

Dịch vụ bán hàng đa cấp

tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng

10

Sản xuất phim

200 triệu đồng

Thủ tục ký quỹ có phức tạp không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Trên thực tế thủ tục đăng kí ký quỹ kinh doanh khá đơn giản và được thực hiện khá nhanh chóng đảm bảo thuận tiện nhất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, đừng quá lo lắng khi phải đăng kí kỹ quí cho doanh nghiệp của mình bạn nhé. Cụ thể thỉ thủ tục kí quỹ như sau:

Đầu tiên doanh nghiệp có yêu cầu đăng kí ký quỹ  phải truy cập vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng đã được quy định

Tiếp theo đó ngân hàng ký quỹ và doanh nghiệp tiến hành  thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Sau đó, trên cơ sở hợp đồng ký quỹ đã kí kết, ngân hàng ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp  đã chuyển vào tại ngân hàng.

Cuối cùng sau  khi hoàn tất mọi thủ tục của việc ký quỹ, doanh nghiệp sẽ  được nhận giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật từ ngân hàng.

Bạn thấy đấy trên đây là những chia sẻ của Kế toán Sao Việt về vấn đề các ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp của bạn đang nằm trong diện phải ký quĩ hãy nhanh chóng liên hệ với Sao Việt để chúng tôi giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục một cách nhanh nhất nhé.