Cách xử lý góp tiền vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp như thế nào?

Góp tiền vốn điều lệ là một trong những vấn đề khá quan trọng của doanh nghiệp. Thế nhưng khá nhiều doanh nghiệp loay hoay trong cách xử lí nhất là những doanh nghiệp còn non trẻ chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy, để giúp các doanh nghiệp tránh được tình trạng đó Kế toán Sao Việt xin chia sẻ với bạn bài viết về cách xử lý góp tiền vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp như thế nào?

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tên gọi của một  hình thức góp vốn của các thành viên cổ đông  trong công ty. Thường thì vốn điều lệ sẽ được quy định và cam kết  góp trong một thời gian nhất định. Số vốn ấy là cơ sở để duy trì hoạt động của doanh nghiệp và sẽ được lưu lại trong một hợp đồng gọi là điều lệ công ty. 

Theo đó tất cả các thành viên cổ đông (bên có vốn đóng góp) và bộ phận điều hành doanh nghiệp (bên có nhu cầu sử dụng nguồn vốn) phải có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện nghiêm túc theo những điều đã được quy định trong điều lệ.


Như vậy góp vốn điều lệ hiểu đơn giản là đầu tư vào công ty để trở thành  chủ sở hữu công ty ( với trường hợp đóng góp toàn bộ vốn điều lệ) hoặc đồng sở hữu- cổ đông (với trường hợp  đóng góp một phần trong vốn điều lệ).

Cách xử lý góp tiền vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp như thế nào?

Như chúng đều biết theo quy định của pháp luật từ  ngày 01 tháng 07 năm 2015 thời hạn góp vốn đủ theo đăng ký  của doanh nghiệp là 3 tháng tức trong vòng 90 ngày. Khi hết thời hạn nêu trên mà số vốn đã đăng kí  của doanh nghiệp chưa được góp đầy đủ thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 triệu đồng đến 20.000.000 triệu đồng (Theo Điều 23 khoản 1&2 Nghị định 155/2013/NĐ). Chính vì vậy để tránh tình trạng bị phạt nói trên doanh nghiệp cần biết cách xử lí góp tiền vốn điều lệ như sau:

 Cách thứ nhất: xem là vốn ảo thu một  lần cho đủ hết số vốn đóng góp đã đăng kí theo trên giấy phép. Ưu điểm của cách này đó là giúp  doanh nghiệp  phản ánh sổ sách vốn góp một cách đầy đủ, không bị phạt do góp thiếu vốn quá thời gian quy định.  

Tuy nhiên nhược điểm của cách làm này đó là: nếu là tiền mặt, tiền gửi sẽ  tồn nhiều trên sổ sách. Khi đó mà vay đi mua xe hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ bị bóc và không được tính là những chi phí hợp lý trừ khi rơi vào các trường hợp như  có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động khá cao

Cách thứ hai: theo dõi theo vốn góp thực tế. Cách làm này được thực hiện bằng cách: phản ánh  số vốn đã góp đủ theo đúng giấy phép đã ghi, phần còn thiếu sẽ được làm ảo qua việc khai cho cổ đông mượn lại hay sếp mượn lại, và khi các thành viên góp vốn vào đầy đủ thì tiến hành làm hạch toán thu lại tiền cho mượn.

Cách này có không chỉ khắc phục được nhược điểm của cách một mà còn có rất nhiều ưu điểm khác như che dấu việc góp thiếu bằng hình thức cho mượn vừa tránh bị phạt vừa không rắc rối về sổ sách giấy tờ quá nhiều. Chính vì thế đây là cách mà khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho mình. 

Những hình thức góp vốn hiện nay 

Hiện nay có hai hình thức góp vốn được sử dụng được chấp nhận đó là  góp vốn bằng tiền mặt và chuyển khoản. Cụ thể như sau: 

1. Trường hợp đối với pháp nhân

Nếu công ty này muốn góp vốn vào công ty khác thì  có thể dùng tiền mặt hoặc tiến hành chuyển khoản. Còn nếu công ty này muốn  cho công ty khác vay mượn tiền của nhau thì bắt buộc phải có những bằng chứng, giấy tờ từ ngân hàng dù là hình thức tiền mặt hay chuyển khoản. 

2. Trường hợp đối với cá nhân

Nếu cá nhân góp vốn vào công ty thì có thể góp  bằng tiền mặt hay chuyển khoản đều được lưu ý khi chuyển khoản cần giữ chứng từ của ngân hàng. Khi cá nhân không góp vốn mà  cho công ty doanh nghiệp vay thì hình thức tiền mặt hay chuyển khoản đều được. Đối với các công ty Cổ phần, TNHH, TNHH một thành viên, các doanh nghiệp tư nhân,...…thì cá nhân hoặc các thành viên công ty muốn góp vốn vào công ty bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản đều được chấp nhận.

Như vậy trên đấy là những chia sẻ của Kế toán Sao Việt về vấn đề cách xử lý góp tiền vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp. Nếu muốn biết thêm chi tiết hãy liên hệ ngay với  chúng tôi nhé!