Việc lập báo cáo tài chính và nộp báo cáo tài chính theo đúng quy định là nghĩa vụ của từng doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Nếu xảy ra tình trạng nộp muộn hoặc không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà Nước có thể bị phạt hành chính cảnh cáo lên đến 5.000.000 triệu đồng tùy theo mức độ chậm trễ. Trang bị kiến thức và kĩ năng lập báo cáo tài chính là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp đang hoạt động để thực hiện tốt quy định của pháp luật, không phải bị phạt và mất tiền oan. Vậy thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như thế nào? Mời các bạn cùng Công ty Kế Toán Sao Việt tìm hiểu nhé!
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
a) Quy định thời hạn nộp BCTC theo quý:
– Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý theo quy định (trễ nhất là 20 ngày). Đối với Công ty mẹ, Tổng Công ty Nhà Nước trễ nhất là 45 ngày.
– Đơn vị kế toán trực thuộc DN, Tổng công ty Nhà nước phải nộp BCTC quý cho công ty mẹ.
b) Quy định thời hạn nộp BCTC theo năm:
– Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm quy định trễ nhất là 30 ngày. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước trễ nhất là 90 ngày.
– Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước phải nộp BCTC năm cho công ty mẹ.
ĐỐI VỚI CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP KHÁC
a) DNTN và công ty hợp danh:
DNTN và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm quy định trễ nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Tuy nhiên đối với các đơn vị kế toán khác thì thời hạn nộp BCTC năm quy định chậm nhất là 90 ngày.
b) Còn đơn vị kế toán trực thuộc phải nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Vậy các doanh nghiệp phải nộp BCTC ở đâu và các quy định về vốn?
– Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về các DN Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải nộp BCTC cho Sở Tài Chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
– Đối với DN Nhà nước TW còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính.
– Đối với các loại DN Nhà nước như:NHTM, công ty XSKT, TCTD, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán đều phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
– Đối với những công ty KD chứng khoán và công ty đại chúng thì phải nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
– Tóm lại, đối với các DN phải nộp BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa phương. Còn đối với Tổng công ty NN phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
– DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp BCTC ở Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi DN ĐK trụ sở KD chính.
– DN Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan phải nộp BCTC như trên đã nói rõ, ngoài ra còn phải nộp BCTC cho các cơ quan, tổ chức được phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu.
– Các doanh nghiệp kể cả các DN trong nước và vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở nằm trong khu chế xuất, KCN, KCN cao phải nộp BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, KCN, KCN cao nếu được yêu cầu.
Hy vọng rằng qua bài viết mà Công ty Kế Toán Sao Việt cung cấp sẽ giúp ích và mang lại nhiều kiến thức cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm Kế Toán Sao Việt. Mọi thắc mắc xin vui lòng hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
>> Xem thêm: Phân loại thuế trực thu và thuế gián thu như thế nào?
Các bài viết khác