Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần làm gì?

Trong nhiều năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, mở ra cánh cửa đầy tiềm năng cho người Việt muốn đứng dậy khởi nghiệp, tự mình làm làm chủ sau những năm tháng đi làm thuê cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng tự thành lập công ty chưa bao giờ là điều dễ dàng cả bởi lẽ thành lập công ty không hề giống với thủ tục hành chính mà đó là cả quá trình tích lũy và tìm hiểu kiến thức kỹ càng trước khi tiến hành thực hiện. Nếu kiến thức trang bị chưa được vững vàng sẽ là điều thiệt thòi lớn của những doanh nhân trẻ trong bước đầu khởi nghiệp.

Vậy thủ tục thành lập công ty cần những điều kiện gì? Bước đi đầu tiên cần chuẩn bị đầy đủ thông tin để tiến hành làm thủ tục hồ sơ.

1. Nắm rõ đặc điểm và lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp được nhà nước công nhận thành lập hợp pháp. Nhưng vẫn có một số doanh nghiệp gặp vướng mắc về thủ tục pháp lí làm chậm trễ quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp khi đăng kí thành lập công ty cần tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm từng loại hình doanh nghiệp để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với tình hình của công ty bạn. Tại Việt Nam hiện có 6 loại hình doanh nghiệp phổ biến như:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV).
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Chuẩn bị hộ chiếu, chứng minh nhân dân bản sao có công chứng.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị bản sao có công chứng CMND với thời hạn không quá 3 tháng và yêu cầu CMND gốc với thời hạn không quá 15 năm. Nếu quá thời hạn qui định bạn sẽ phải cất công làm lại và hoàn thiện theo đúng qui định của Nhà Nước.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần làm gì?

2. Đặt tên công ty và địa chỉ trụ sở

Theo Khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp 2014, chủ công ty, doanh nghiệp cần lưu ý không được đặt tên công ty, doanh nghiệp trùng với tên của công ty, doanh nghiệp đã đăng kí trước đó. Nếu muốn đăng kí tên theo ý muốn trừ khi đó là những đơn vị đã tuyên bố phá sản hoặc giải thể. Theo qui định của luật kinh doanh, tên doanh nghiệp phải viết bằng tiếng Việt đảm bảo được loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Và nơi đặt địa chỉ trụ sở phải trên lãnh thổ Việt Nam với những thông tin bao gồm: Số địa chỉ, ngõ, hẻm (nếu có), phố, quận, huyện, TP… và trụ sở chính phải là địa điểm giao dịch chính thức của công ty. Công khai địa chỉ trụ sở đảm bảo minh bạch hoạt động của doanh nghiệp, tạo niềm tin với khách hàng giao dịch và là yếu tố giúp cơ quan nhà nước giám sát chung với hoạt động của doanh nghiệp.

- Lựa chọn vốn điều lệ:

Việc lựa chọn vốn điều lệ, mời bạn truy cập vào link phía dưới để hiểu rõ hơn qua bài viết khác của Công ty kế toán Sao VIệt.

=> Xem tại đây

- Chọn chức danh người đại diện công ty:

Chức danh người đại diện của công ty có thể là giám đốc hoặc tổng giám đốc.

- Xác định rõ ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần tìm hiểu, lựa chọn và xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có các điều kiện bổ sung gì khác hay không. Ví dụ như vốn pháp định, các quy định khác của pháp luật hiện hành…

3. Tiếp theo đó là tiến hành thành lập công ty

  • Soạn thảo hồ sơ.

Hồ sơ, chứng từ mà quý công ty cần phải chuẩn bị đầy đủ bao gồm: Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng kí kinh doanh qui định, dự thảo điều lệ thành lập công ty, giấy tờ chứng thực của người đại diện theo pháp luật, văn bản xác nhận vốn pháp định, bản sao y chứng thực chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề, danh sách cổ đông, thành viên sáng lập.

  • Tiến hành nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh, trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền.
  • Có thể đăng kí thành lập ở website của sở kế hoạch đầu tư: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
  • Cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sau 5 ngày.

4. Bước tiếp theo là thủ tục làm con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu

Lấy bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đến cơ sở có chức năng khắc con dấu pháp nhân cho công ty. Sau đó, con dấu pháp nhân sẽ được chuyển cho cơ quan công an tỉnh, TP kiểm tra, đăng mẫu dấu công ty lên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp và sẽ trả con dấu lại. Lưu ý khi đến nhận lại con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo CMND gốc và giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp bản gốc.

5. Thủ tục sau thành lập công ty (Bước cuối)

  • Tiến hành đăng kí kê khai thuế và khai thuế ban đầu.
  • Nộp thuế môn bài.
  • Làm thủ tục đặt in hóa đơn.
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.
  • Đối với ngành kinh doanh có điều kiện cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Công ty TNHH Kế Toán Sao Việt mong rằng có thể giúp ích cho các bạn trong thủ tục thành lập công ty. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói, giá cả hợp lí, phục vụ nhanh chóng, uy tín, an toàn và chất lượng với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm hành nghề, kiến thức phong phú do cọ xát nhiều với thực tế, có mối quan hệ rộng rãi sẽ giúp quý doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng kí doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Đặc biệt sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ không cần lo lắng vì chúng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp của bạn những điều cần làm. Hãy yên tâm khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Công ty TNHH Kế Toán Sao VIệt.