Hiện nay, nhu cầu mở doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngày càng gia tăng, nhưng người mở lại không rõ phải mở và chọn loại hình như thế nào cho phù hợp với mong muốn của mình và của pháp luật Việt Nam. Khi mở doanh nghiệp, kinh doanh người mở luôn quan tâm về vấn đề thuế, làm thế nào để giảm bớt được thuế cho bên doanh nghiệp mà không ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh? Nên mở hộ kinh doanh hay công ty để lựa chọn nên chọn hình thức thuế khoán hay thuế tháng, thuế quý? Và thuế khoán là loại thuế như thế nào? Làm sao để có thể lựa chọn được hình thức thuế khoán? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này mà chưa được giải đáp rõ ràng, đội ngũ chuyên viên Công ty TNHH Kế Toán Sao Việt hiểu được những băn khoăn ban đầu về thuế khi bước vào kinh doanh, chúng tôi đưa ra bài viết phân tích về thuế khoán và các trường hợp phải nộp thuế khoán cho những người đang có nhu cầu tìm hiểu vấn đề này dễ dàng tiếp cận luật và dễ hiểu hơn.
Thuế khoán là một loại thuế dành cho cá nhân hay còn gọi là loại thuế trọn gói, do mức thuế thấp khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế tương ứng cho cá nhân kinh doanh cần phải nộp. Theo đó, thuế khoán thường áp dụng cho loại hình là hộ kinh doanh cá thể.
Để xác định và phân biệt thuế khoán cần căn cứ theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC:
Thuế khoán áp dụng cho hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, thuế khoán này tính cho mức tương đương tổng của bao loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cộng lại.
Thuế khoán hoạch tính rất dễ dàng, mang tính chất tương đối, quản lý dễ và chỉ phù hợp cho mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, giảm thiểu được gian lận thuế vì nó đơn giản chỉ là một số tiền cố định đánh vào tất cả các cá nhân (tất nhiên có trường hợp một số cá nhân có thể được miễn thuế ví dụ người có thu nhập quá thấp hay tàn tật, mất khả năng lao động…).
Tuy nhiên, thuế khoán tính toán chưa mang tính chất công bằng tuyệt đối vì mỗi hộ kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế bằng một mức nhất định dựa vào mức thu nhập tương đối tự kê khai, ảnh hưởng của thuế khoán đến các cá nhân có mức thu nhập khác nhau hay có nhiều biến động đến mức thuế hàng tháng cũng khác nhau và dĩ nhiên đối với người thu nhập thấp thì ảnh hưởng rất lớn. Do vậy thuế khoán gặp phải sự phản đối của một số người đóng thuế nếu họ biết được tính chất của thuế khoán và biết được mức đóng của họ không hợp lý so với tổng nguồn thu, đặc biệt là người đóng thuế có thu nhập thấp.
Các trường hợp bắt buộc phải nộp thuế khoán:
Chi cục thuế nới cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh làm nơi kinh doanh buôn bán tại đó xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 đối với các trường hợp sau đây:
Mức thuế khoán được tính dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật quản lý thuế 2006, mức thuế khoán được xác định như sau:
Chi cục thuế nơi hộ kinh doanh, cá nhân đang kinh doanh căn cứ vào tài liệu kê khai mức thu nhập của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán áp phù hợp với định mức thu nhập.
Thuế áp dụng cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng kinh doanh, phải chịu như sau: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế môn bài: đóng 1 năm 1 lần vào đầu năm hoặc vào thời điểm thành lập hộ kinh doanh, nếu thành lập hộ kinh doanh vào 6 tháng đầu năm hoặc vẫn hoạt động, hộ kinh doanh đóng đủ thuế môn bài 1 năm tương ứng trên mức doanh thu theo quy định của pháp luật, nếu thành lập hộ kinh doanh vào 6 tháng cuối năm hộ kinh doanh đóng thuế cho nửa năm cuối tương ứng với một nửa mức thuế môn bài cho cả năm dựa trên doanh thu bình quân năm. Cách tính thuế môn bài căn cứ theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP được tính dựa trên doanh thu bình quân năm: Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, mức thuế môn bài sẽ là 300.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng mức thuế môn bài sẽ là 500.000 đồng/ năm; Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng mức thuế môn bài sẽ là 1.000.000 đồng/ năm. Như vậy, theo điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Để xác định mức thuế khoán hộ kinh doanh phải nộp với hai loại thuế này dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
Với cách tính thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng có thể dựa trên công thức sau:
Số thuế GTGT/TNCN = Doanh thu tính thuế GTGT/TNCN x Tỷ lệ thuế GTGT/TNCN
Trong đó: Doanh thu tính thuế GTGT/TNCN xác định dựa trên những nguồn thu sau: tổng tiền bán hàng, tiền gia công hàng hóa, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hành hóa, dịch vụ.
Nếu hộ kinh doanh không thể xác định được doanh thu tính thuế hoặc trên thực tế mức doanh thu không tương xứng với khoản xác định của hộ kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế theo cách tính trên.
Mức tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu được xác định trong danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC như sau: Ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa tỷ lệ % tính thuế GTGT là 1%, thuế suất thuế TNCN là 0,5%; Ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ % tính thuế GTGT là 5%, thuế suất thuế TNCN là 2%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu tỷ lệ % tính thuế GTGT là 3%, thuế suất thuế TNCN là 1,5%; Hoạt động kinh doanh khác tỷ lệ % tính thuế GTGT là 2%, thuế suất thuế TNCN là 1%.
Nếu cá nhân, hộ kinh doanh kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân phải tự kê khai và tính thuế dựa trên tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp với từng lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang kinh doanh, lấy tỷ lệ % ngành nghề dựa vào quy định trên. Trường hợp không tính được cụ thể doanh thu tính thuế của từng ngành nghề hoặc xác định không chuẩn xác với thực tế kinh doanh thì có quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng ngành nghề kinh doanh theo quy định phân tích ở trên về quản lý thuế.
Bài viết trên đây Công ty TNHH Kế Toán Sao Việt đã chia sẽ thế nào là thuế khoán và các các trường hợp bắt buộc phải nộp thuế khoán năm 2019. Hi vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn về các dịch vụ khác.
Các bài viết khác