Tìm hiểu vốn điều lệ theo từng loại hình doanh nghiệp

Từ ngày xưa hay ngày nay trong kinh doanh ai cũng đều quan tâm điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất, đó là vốn. Vốn có nhiều dạng hình thức, có thể là vốn tự có, vốn vay mượn. Ngày xưa thì gọi đơn giản là vốn nhưng ngày nay hoạt động kinh doanh đã có nhiều thay đổi, tuyệt nhiên vốn vẫn đóng vai trò quan trọng và tiên quyết. Một trong số đó là vốn điều lệ.

Theo Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 hiện hành nêu rõ “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng kí mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”. Nôm na mà nói vốn điều lệ là số vốn kinh doanh được doanh nghiệp đăng kí và ghi trên điều lệ của Công ty. Vốn điều lệ bao gồm cả tiền và những tài sản có giá trị mà thành viên công ty, cổ đông đóng góp sau khi công ty được thành lập. Pháp luật không qui định mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty. Doanh nghiệp được quyền tự đưa ra mức vốn điều lệ nhưng lưu ý rằng không nên đưa ra mức thực tế vì như thế sẽ gây bất lợi cho công ty của bạn.

Tìm hiểu vốn điều lệ theo từng loại hình doanh nghiệp

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

  • Chủ sở hữu phải hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ đã ghi trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
  • Kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp không quá 36 tháng theo NĐ 102/2010/NĐ-CP.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)

  • Được tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu thêm công ty đầu tư hoặc góp thêm vốn điều lệ.
  • Không được giảm vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác có thể chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ.
  • Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Không được quá số lượng 50 thành viên trong công ty.
  • Loại hình doanh nghiệp này được quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
  • Được tiếp nhận hoặc mua lại phần vốn góp.
  • Được tăng hoặc giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của công ty.

4. Công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được thành lập độc lập và vốn điều lệ sẽ do các cổ đông sáng lập tự bàn bạc, thỏa thuận.
  • Cổ đông bao gồm cá nhân hoặc tổ chức và số lượng tối thiểu là 3 thành viên.
  • Công ty cổ phần cần có quyền phát hành chứng khoán huy động vốn.
  • Cổ đông phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng kí trong 90 ngày từ khi được cấp giấy CNĐKDN.

5. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

  • Do 1 cá nhân làm chủ và chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản doanh nghiệp và cá nhân, không giới hạn số vốn đã đầu tư.
  • Mức độ rủi ro khá cao.
  • Không được phát hành chứng khoán.

6. Công ty hợp danh

  • It nhất có 2 thành viên cùng đầu tư làm chủ.
  • Thành viên hợp danh có thể là thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm trong vi số vốn đã góp và chia lợi nhuận quy định tại điều lệ công ty.

Công ty TNHH kế toán Sao Việt mong rằng qua bài chia sẻ này sẽ giúp cho quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về từng đặc điểm về vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về vốn điều lệ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ ràng, chu đáo. Kế toán Sao VIệt chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty, tư vấn kế toán…giá rẻ cùng với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm thực tế, am hiểu chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được khó khăn và đi vào hoạt động dễ dàng.