Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp từ lúc bắt đầu cho đến suốt quá trình tồn tại. Vốn được phân chia ra làm nhiều loại, trong đó có hai loại vốn hạt nhân là vốn điều lệ và vốn pháp định. Song không nhiều người hiểu rõ bản chất của hai loại vốn này. Kế toán Sao Việt xin chia sẻ về vấn đề liệu vốn điều lệ và vốn pháp định có giống nhau không qua bài viết sau đây.
Cả hai khái niệm được đề cập tới đều được hiểu là toàn bộ những giá trị được ứng ra ban đầu và ứng ra vào các quá trình sản xuất, kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp. Như vậy, thuật ngữ vốn điều lệ và vốn pháp định không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng mà còn là khái niệm thể hiện sự tham gia vốn trong suốt quá trình hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp.
Bởi cùng nằm trong một khái niệm chung là vốn, nên vốn điều lệ và vốn pháp định có một số đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, vốn điều lệ và vốn pháp định đều đại diện cho một lượng tài sản nhất định, được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Thứ hai, cả hai loại vốn này đều có khả năng vận động và sinh lời, nhằm xúc tiến việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Song chúng cần phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khả năng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thứ ba, vốn điều lệ và vốn pháp định cần được gắn liền với chủ sở hữu nhất định, nó không được phép đưa ra để đầu tư khi mà người chủ sở hữu của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận.
Về vốn điều lệ
Điểm 29 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã chỉ rõ khái niệm thuật ngữ vốn điều lệ chính là vốn thực góp. Cụ thể, nó được hiểu là “toàn bộ giá trị của tài sản do các thành viên của doanh nghiệp đã góp hoặc cam kết đóng góp khi bắt đầu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
Vốn điều lệ cũng được hiểu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp cổ phần”.
Vốn điều lệ là điều kiện để các doanh nghiệp có thể điều chỉnh được số vốn điều lệ về đúng với số vốn thực góp trong quá trình hoạt động của mình.
Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là làm cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hoặc số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu. Thông qua đó làm căn cứ để xét phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên cũng như cổ đông của doanh nghiệp.
Ngoài ra, vốn điều lệ cũng được cho là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh bất động sản có điều kiện được pháp luật quy định.
Về vốn pháp định
Vốn pháp định theo điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định là “mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp”. Điều này được hiểu là cơ quan thuế sẽ đưa ra một mức sàn về giá trị vốn tối thiểu đối với các ngành nghề cụ thể.
Doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh, sản xuất phải đáp ứng được bằng hoặc cao hơn mức sàn được đưa ra thì mới đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp và bắt đầu hoạt động.
Với quy định này, các cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp buộc phải cân nhắc đến khả năng tài chính của mình. Các thương nhân phải chứng minh được năng lực tài chính và huy động các nguồn thu hút vốn của mình bằng nhiều cách khác nhau như mở tài khoản ngân hàng, tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập hoặc tiến hành chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật của doanh nghiệp…
Nhìn vào vốn pháp định, các đối tác và chủ nợ có thể làm cơ sở để đánh giá khả năng kinh doanh cũng như mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó.
Về vốn điều lệ
Vốn điều lệ được xác định dựa theo loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ quy định một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt mới phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu như kinh doanh bất động sản, kinh doanh vận tải hàng không hoặc kinh doanh dịch vụ đảm bảo hàng hải.
Về vốn pháp định
Vốn pháp định được xác định căn cứ vào loại hình ngành nghề kinh doanh cụ thể. Tại Việt Nam, vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề có liên quan đến vấn đề tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng hoặc kinh doanh tiền tệ.
Kế toán Sao Việt là thương hiệu chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng giải đáp các thắc mắc. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề vốn điều lệ và vốn pháp định có giống nhau không?
Các bài viết khác