Nếu như có quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề thì cần phải thực hiện thủ tục trong vòng 10 ngày. Nếu quá thời gian, bạn có thể xử phạt từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy thuộc thời gian chậm thông báo.
Chọn dịch vụ thay đổi ngành nghề tại Kế Toán Sao Việt thay vì tự thực hiện thủ tục có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Sử dụng dịch vụ giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách ủy quyền các công đoạn thủ tục, giấy tờ, pháp lý phức tạp cho người có chuyên môn.
Dịch vụ chuyên nghiệp rõ quy trình và quy định pháp luật, giúp thủ tục nhanh hơn và tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra nếu tự thực hiện.
Đội ngũ chuyên gia đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, giúp tránh vi phạm và xử lý tốt các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.
Các quy định pháp lý về thay đổi ngành nghề thường hay thay đổi, sử dụng dịch vụ sẽ đảm bảo thủ tục thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Kế Toán Sao Việt tư vấn và hỗ trợ bạn bởi những chuyên gia có kinh nghiệm, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, và các thắc mắc liên quan.
Khi làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần nộp lệ phí nhà nước và phí dịch vụ tại Sao Việt, chi tiết như sau:
- Lệ phí nộp hồ sơ & công bố thay đổi ngành nghề: 500.000 đồng;
- Phí dịch vụ thay đổi ngành nghề của Sao Việt: 350.000 đồng.
Lưu ý: Phí có thể sẽ phát sinh thêm nếu doanh nghiệp thuộc một số trường hợp đặc biệt. Hãy liên hệ với Sao Việt để được tư vấn báo giá cụ thể cho doanh nghiệp của bạn.
Trong khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày làm việc, Sao Việt sẽ thay bạn chuẩn bị và hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để thay đổi ngành nghề kinh doanh. Bao gồm:
1. Soạn thông báo về việc thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh;
2. Soạn quyết định về việc thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh;
3. Soạn biên bản họp về việc thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh;
4. Soạn tờ khai thông tin người nộp hồ sơ thay đổi/bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
5. Thực hiện thủ tục mã hóa ngành nghề;
6. Chuẩn bị mục lục hồ sơ, bìa hồ sơ theo quy định của Sở KH&ĐT;
7. Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT;
8. Công bố về việc thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia;
9. Bàn giao giấy giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trong khi đó, bạn chỉ cần cung cấp 2 thông tin cơ bản gồm MST công ty và Ngành nghề dự định thay đổi (tăng/giảm)
CÔNG TY KẾ TOÁN SAO VIỆT
Địa chỉ: 45 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TPHCM
Hotline: 0918 661 680
Email: dichvusaoviethcm@gmail.com
Website: https://ketoangiathanh.net
Ngành nghề đó cần phải nằm trong mã ngành cấp 4 hệ thống ngành kinh tế ở Việt Nam, phù hợp với mục tiêu trên giấy chứng nhận đầu tư đã cấp và danh sách đã được công ty thông qua hợp lệ. Đảm bảo rằng đó không thuộc ngành nghề cấm.
Trường hợp ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định (nghĩa vốn tối thiểu thành lập) thì số vốn điều lệ đăng ký cần phải lớn hoặc bằng vốn pháp định.
Trong tường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải bổ sung giấy phép liên quan đến từng điều kiện kinh doanh. Ví dụ kinh doanh ngành nghề thực phẩm, đồ uống thì cần bổ sung giấy chứng nhận an toàn vệ sinh…
Trường hợp ngành nghề kinh doanh có yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì công ty, doanh nghiệp phải đáp ứng các chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Lưu ý rằng, dù là 1 vấn đề nội bộ của doanh nghiệp nhưng việc thay đổi ngành nghề có thể ảnh hưởng hiệu lực hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đó đã ký kết với đối tác, có thể ảnh hưởng phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Mã hóa ngành nghề kinh doanh: Mã hóa ngành nghề giúp nhà nước thu thập thông tin, thống kê và quản lý dễ dàng hơn. Chính vì thế, theo quy định, doanh nghiệp cần thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn thay đổi hoặc bổ sung.
- Xóa bỏ ngành nghề không còn nhu cầu: Nếu doanh nghiệp có những ngành nghề không còn nhu cầu hoạt động hoặc theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam đã bị sửa đổi, xóa bỏ thì cần thực hiện xóa bỏ hoặc thay đổi các ngành nghề này theo quy định hiện hành.
- Xin giấy phép cho ngành nghề mới: Trường hợp doanh nghiệp muốn bổ sung các ngành nghề mới có điều kiện, phải xin giấy phép trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Việc xin giấy phép này đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, an toàn và quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề mới.
Ngoài ra doanh nghiệp cần chú ý tới các quy định pháp luật và thủ tục liên quan, có thể cần cập nhật GPKD, thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ các quy định hành chính, thuế phù hợp với ngành nghề mới.